QUY TRÌNH KHÁM SỨC KHỎE ĐI LÀM THEO THÔNG TƯ 14/2013/TT-BYT TẠI PHÒNG KHÁM ĐA KHOA HY VỌNG
– Căn cứ vào Phụ lục 1 và Phụ lục 2 Mẫu sổ khám sức khỏe đi làm theo thông tư số 14/2013/TT-BYT ngày 06 tháng 05 năm 2013 của Bộ trưởng BYT).
BƯỚC 1: THỦ TỤC HỒ SƠ KHÁM SỨC KHỎE
- Hồ sơ KSK:
– Xác nhận yêu cầu của đối tượng khám:
– Hồ sơ khám sức khỏe định kỳ (Theo mẫu phụ lục 01 và phụ lục 02).
- Thủ tục KSK:
– Đối tượng khám sức khỏe xuất trình Giấy CMND hoặc giấy tờ tùy thân.
– Phòng khám kiểm tra, đối chiếu giấy CMND hoặc giấy tờ tùy thân với hồ sơ KSK.
– Đối tượng KSK phải nộp cho bộ phận tiếp nhận ảnh kích thước 4×6 trong thời gian không quá 06 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ KSK.
– Sau khi kiểm tra, đối chiếu ảnh sẽ được dán vào hồ sơ.
– Đối tượng khám sức khỏe phải kê khai đầy đủ tiền sử vào hồ sơ KSK.
– Đóng lệ phí KSK.
BƯỚC 2: QUY TRÌNH KHÁM SỨC KHỎE
- Khám sức khỏe dùng cho người từ đủ 18 tuổi trở lên:
– Khám theo mẫu Sổ khám sức khỏe định kỳ Phụ lục 01 (Ban hành kèm theo Thông tư số 14/2013/TT-BYT ngày 06/05/2013 của Bộ trưởng BYT).
– Người khám phải kê khai đầy đủ thông tin theo Mẫu phụ lục 01.
+ Tiền sử gia đình
+ Tiền sử, bệnh bản thân.
+ Các câu hỏi khác (nếu có) theo mẫu giấy chứng nhận sức khỏe.
– Người khám sức khỏe ký tên và xác nhận thông tin đúng với sự thật.
– Người khám sức khỏe và thực hiện khám theo các mục trong Phụ lục 1 và phụ lục 2.
- Khám thể lực:
– Đo chiều cao, cân nặng, mạch, huyết áp, chỉ số BMI.
- Khám lâm sàng:
- Khám nội
- Khám ngoại
- Khám sản
- Khám Mắt
- Khám Tai Mũi Họng.
- Khám Răng hàm mặt.
- Khám da liễu.
- Khám cận lâm sàng:
- Công thức máu:
– Số lượng hồng cầu.
– Số lượng Bạch cầu.
– Số lượng tiểu cầu.
- b) Sinh hóa máu:
– Đường máu.
– Chức năng thận (Ure, creatinine).
– Chức năng gan (SGOT, SGPT)
- c) Khác (nếu có)
+ Xét nghiệm nước tiểu:
– Đường
– Protein
– Khác (nếu có).
+ Chẩn đoán hình ảnh (nếu có)
- Kết luận:
– Căn cứ vào kết luận khám lâm sàng và cận lâm sàng, Bác sĩ ký giấy chứng nhận sức khỏe kết luận với các nội dung sau:
- Phân loại sức khỏe (theo tiêu chuẩn phân loại sức khỏe của Bộ y tế Quyết định số 1613/BYT-QĐ ngày 15/08/1997)
- Các bệnh tật (nếu có):
- Kết luận:
– Có đủ điềukiện sức khỏe để làm việc
– Không đủ điều kiện sức khỏe để làm việc.
– Đạt tiêu chuần sức khỏe để làm việc….nhưng yêu cầu khám lại chuyên khoa…(Ghi chú cụ thể thời gian khám lại).
- Khám sức khỏe dùng cho người dưới 18 tuổi:
– Khám theo mẫu Số khám sức khỏe định kỳ Phụ lục 02 (ban hành kèm theo thông tư số 14/2013/TT-BYT ngày 06/05/2013 của Bộ trưởng BYT).
– Người khám phải kê khai đầy đủ thông tin theo mẫu Phụ lục 02.
+ Tiền sử gia đình.
+ Tiền sử, bệnh sử bản thân.
- Sản khoa:
– Bình thường.
– Không bình thường: đẻ thiếu tháng, đẻ thừa tháng, đã có can thiệp, đã bị ngạt, mẹ bị bệnh trong thời kỳ mang thai (nếu có cần ghi rõ tên bệnh)….
- b) Tiêm chủng: tình trạng tiêm/uống vacxin
- BCG
- Bạch hầu, ho gà, uốn ván.
- Sởi
- Bại liệt
- Viêm não Nhật bản B
- Viêm gan B
- Các loại khác
- c) Tiền sử bệnh/tật: các bệnh bẩm sinh và mạn tính
- d) Hiện tại đang có điều trị bệnh gì không? Nếu có, ghi rõ tên bệnh và liệt kê các thuốc đang dùng:
– Người khám sức khỏe cam đoan những điều kê khai trên hoàn toàn đúng với sự thật.
– Người khám sức khỏe thực hiện khám theo các mục trong Phụ lục 1 và phụ lục 2.
- Khám thể lực:
– Đo chiều cao, cân nặng, mạch, huyết áp, chỉ số BMI.
– Phân loại thể lực.
- Khám lâm sàng:
- Khám Nhi
- Khám Mắt
- Khám tai Mũi Họng
- Khám Răng Hàm Mặt.
- Khám cận lâm sàng:
– Xét nghiệm huyết học/sinh hóa/X-quang và các xét nghiệm khác khi có chỉ định của bác sĩ.
– Khi có kết quả các xét nghiệm cận lâm sàng (nếu có), người khám sức khỏe được bác sĩ Nhi kết luận:
+ Có đủ điều kiện sức khỏe.
+ Không đủ điều kiện sức khỏe.
+ Đạt tiêu chuẩn sức khỏe, nhưng yêu cầu khám lại chuyên khoa… (Ghi chú cụ thể thời gian khám lại)
- Kết luận:
– Căn cứ vào kết quả khám lâm sàng và cận lâm sàng, Bác sĩ ký giấy chứng nhận sức khỏe kết luận với các nội dung sau:
- Sức khỏe bình thường
- Hoặc các vấn đề sức khỏe cần lưu ý
c. Kết luận
Mọi chi tiết và thắc mắc vui lòng liên hệ : Phòng khám đa khoa Hy Vọng