Tầm quan trọng của xét nghiệm máu, khám sức khỏe định kỳ
Khám sức khỏe định kỳ là việc làm rất cần thiết để theo dõi, phát hiện sớm những vấn đề bất thường của cơ thể, giúp nâng cao hiệu quả điều trị, tiết kiệm được thời gian, chi phí điều trị.
Cùng với các bước khám lâm sàng, xét nghiệm máu tổng quát là căn cứ rất quan trọng và là bước không thể thiếu trong quy trình khám sức khỏe định kỳ. Có thể nói, xét nghiệm máu tổng quát là “tấm gương” phản ánh rõ ràng và chính xác tình trạng sức khỏe của mỗi người.
Xét nghiệm máu tổng quát có thể giúp theo dõi, phát hiện nhiều bệnh phổ biến như: tiểu đường, mỡ máu, gout, đánh giá chức năng gan, thận, tình trạng thừa hoặc thiếu vi chất (như sắt, can-xi…), thiếu máu…
Nếu kết quả xét nghiệm máu tổng quát có vấn đề bất thường, các bác sĩ sẽ chỉ định các xét nghiệm chuyên sâu hơn để chẩn đoán, phát hiện sớm các bệnh lý nguy hiểm khác như các bệnh ung thư, xơ gan, suy thận, các bệnh về tim mạch… để có phương pháp điều trị kịp thời.
XÉT NGHIỆM MÁU TỔNG QUÁT GỒM CÁC XÉT NGHIỆM NÀO?
Xét nghiệm máu tổng quát bao gồm các xét nghiệm cơ bản sau:
- Xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu ngoại vi (thường gọi là xét nghiệm công thức máu) là xét nghiệm cơ bản, thực hiện đơn giản, thời gian xét nghiệm nhanh chóng, chi phí thấp nhưng lại giúp các bác sĩ đánh giá một cách tổng thể tình trạng sức khỏe của mỗi người. Đây còn là xét nghiệm bước đầu để tầm soát nguy cơ mang gen bệnh tan máu bẩm sinh (thalassemia) – một bệnh lý di truyền rất phổ biến tại Việt Nam với trên 12 triệu người mang gen bệnh;
- Đánh giá chức năng thận: Định lượng Ure, Creatinin;
- Đánh giá chức năng gan: Định lượng GOT, GPT, Bilirubin toàn phần, Bilirubin trực tiếp;
- Xét nghiệm mỡ máu: Định lượng Cholesterol toàn phần, Tryglyceride, HDL-Cholesterol, LDL-Cholesterol;
- Xét nhiệm đánh giá nguy cơ bệnh Gout (thống phong): Định lượng Axit Uric;
- Xét nghiệm đường huyết: Định lượng Glucose;
- Đánh giá tình trạng các chất điện giải trong máu: Điện giải đồ
- Bộ xét nghiệm chuyển hóa sắt: Định lượng sắt huyết thanh, Ferritin. Đây là các xét nghiệm nhằm đánh giá nguy cơ thiếu máu do thiếu sắt, thiếu dinh dưỡng và rất cần thiết với trẻ em, nữ giới;
- Đánh giá chuyển hóa can-xi: Ca++ máu, Ca ion…
- Xét nghiệm các bệnh lây qua đường máu, đường tình dục: Viêm gan B, viêm gan C…;
Những lưu ý khác khi đi xét nghiệm máu
các xét nghiệm máu có thể bị sai lệch nếu người được xét nghiệm không lưu ý chuẩn bị trước đó. Có trường hợp chỉ cho kết quả chính xác nếu bệnh nhân không ăn uống gì trước khi làm xét nghiệm 4 – 6 tiếng hoặc không ăn sáng sau khi thức dậy. Do đó, nên tìm hiểu kỹ trước khi đi làm xét nghiệm. Các chỉ số sinh hóa máu của các xét nghiệm làm không đúng thời điểm, sau ăn hoặc sau khi dùng các chất kích thích sẽ cho kết quả không chính xác. Vậy để không ảnh hưởng đết kết quả xét nghiệm, cũng như không mất thời gian khi đi xét nghiệm máu cần lưu ý những gì?
Các xét nghiệm máu cần nhịn ăn
Thức ăn sau khi trải qua quá trình tiêu hóa, hầu hết các chất chuyển hóa sẽ được hấp thụ vào máu. Sau đó máu sẽ vận chuyển đến từng cơ quan chuyên biệt. Do đó, sau khi ăn, thành phần các chất trong máu sẽ có sự thay đổi. Vì vậy, không nên ăn sáng khi đi xét nghiệm máu. Dưới đây là các trường hợp cụ thể cần nhịn ăn trước khi làm xét nghiệm.
Không riêng gì thức ăn mà tất cả các loại nước uống (ngoại trừ nước lọc) đều gây ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm máu. Chẳng hạn, xét nghiệm gamma - glutamyl transferase (GGT) là một xét nghiệm để đánh giá chức năng hoạt động của gan, nếu uống rượu bia hay hút thuốc lá sẽ làm tăng men gan. Vậy nên bệnh nhân phải lưu ý không sử dụng các chất trên trước khi xét nghiệm 24 giờ.
Tuy nhiên bệnh nhân vẫn có thể uống nước lọc trước khi xét nghiệm và điều này là cần thiết để cơ thể không bị mất nước. Vì trong khoảng thời gian chờ đợi, nhịn đói khiến bệnh nhân kiệt sức, chưa kể mất nước cũng có thể dẫn đến kết quả xét nghiệm sai.
Thông thường, các xét nghiệm máu sẽ được các bác sĩ chỉ định thực hiện vào buổi sáng sớm, bệnh nhân sẽ được thông báo những yêu cầu cần thiết trước đó. Điều này nhằm đảm bảo thời gian nhịn ăn, nhịn uống mà không gây ra bất kỳ ảnh hưởng nào cho bệnh nhân, đồng thời cũng là thời gian thích hợp để đánh giá nồng độ một số chất vì vào những thời điểm khác nhau trong ngày, nồng độ một vài chất có thể thay đổi.
Trường hợp lỡ ăn hay uống một thứ gì đó trong khoảng thời gian được yêu cầu nhịn thì tốt nhất nên nói với bác sĩ để có thể dời lịch xét nghiệm nếu cần thiết.
Kết quả xét nghiệm máu bị sai lệch sẽ dẫn đến việc bác sĩ đánh giá sai tình trạng sức khỏe của người bệnh. Vì vậy, điều quan trọng không chỉ đơn giản là xét nghiệm máu ăn sáng được hay không mà còn có những kiến thức người bệnh cần trang bị cho chính mình. Bên cạnh đó, việc lựa chọn một cơ sở xét nghiệm uy tín, chất lượng cũng rất quan trọng.
Khám sức khỏe đi làm theo thông tư 14/2013/tt-byt tại phòng khám đa khoa Hy Vọng
Mọi chi tiết và thắc mắc vui lòng liên hệ : Phòng khám đa khoa Hy Vọng